Có thể nói, chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp là một dạng bài tập cơ bản và xác suất xuất hiện ở các bài thi tiếng Anh và làm tốt dạng bài tập này. Cùng ANH NGỮ ISA tìm hiểu xem có bí quyết nào để hoàn thành dạng bài tập này dễ dàng hơn không nhé!
I. Thế nào là câu trực tiếp gián tiếp
Khi nhắc lại lời nói của người khác đã nói, ta có thể dùng câu tường thuật trực tiếp hoặc câu tường thuật gián tiếp. Câu trực tiếp là câu nhắc lại chính xác từng từ của người nói. Câu gián tiếp là câu diễn đạt lại ý của người nói mà không cần chính xác từng từ.
Cả câu trực tiếp và câu gián tiếp luôn bắt đầu bằng một mệnh đề tường thuật, giống như lời dẫn. Theo sau là mệnh đề được tường thuật hoặc nội dung được thuật lại.
II. Phân biệt câu trực tiếp gián tiếp
Câu trực tiếp
Đây là câu nói của một người được trích dẫn lại nguyên văn và thường được đặt trong dấu ngoặc kép “….”
Ví dụ:
Morgan Stark says “I love you 3000” with Iron Man (Morgan Stark nói I love 3000 với Iron Man – Nội dung bộ phim Avenger: End game) . Dịch: Morgan Stark nói “Em yêu anh 3000” với Iron Man.
-> Ta thấy ở trong dấu ngoặc kép là lời nói của Morgan Stark và nó đang được trích dẫn lại nguyên văn, vì vậy đây là câu trực tiếp.
-> Cấu trúc của câu trực tiếp
Mệnh đề tường thuật + “mệnh đề được tường thuật”
Mệnh đề được tường thuật được đặt trong dấu ngoặc kép, nhắc lại chính xác từng từ đã được nói trước đó.
Câu gián tiếp
Đây là câu tường thuật lại lời nói của người đã nói câu trực tiếp, theo ý của người tường thuật nhưng ý nghĩa vẫn giữ nguyên không bị thay đổi.
Ví dụ:
Morgan Stark said that She loved Iron Man 3000. (Morgan Stark nói cô ấy yêu Iron Man 3000.)
-> Ở đây, câu nói của Morgan Stark đã được tường thuật lại, nói lại theo cách nói khác của người tường thuật. Nhưng ý nghĩa của câu nói của Morgan Stark vẫn giữ nguyên, không hề bị biến đổi.
-> Cấu trúc của câu gián tiếp
Mệnh đề tường thuật + (that) + mệnh đề được tường thuật.
Trong câu gián tiếp tường có thêm từ that để nối giữa hai mệnh đề. Mệnh đề được tường thuật sẽ không có dấu ngoặc kép và không cần thuật lại chính xác từng từ.
III. Quy tắc chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Thực chất chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp không khó, thậm chí là vô cùng đơn giản nếu như bạn nắm được cách làm. Cùng tìm hiểu chi tiết với câu sau để hiểu quy tắc chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp nhé:
Ví dụ: Vào một ngày đẹp trời, Nam nói với tôi: “My girlfriend will come here to visit me tomorrow”
Bước 1: Xác định từ tường thuật:
Khi tôi tường thuật lại lời nói của Nam, khi đó sẽ nói: “Nam nói rằng”
Với câu tường thuật, chúng ta có 2 động từ:
- Với told: Bắt buộc dùng khi chúng ta thuật lại rằng Nam nói với một người thứ ba khác.
- Với said: Thuật lại khi không nhắc đến người thứ 3.
Ngoài ra còn các động từ khác asked, denied, promised, …tuy nhiên sẽ không sử dụng cấu trúc giống said that. Trong khuôn khổ bài chúng, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về 2 động từ told và that.
Lưu ý: Có thể có that hoặc không có that trong câu gián tiếp.
Thay vì nói Nam said that… thì nói Nam said… vẫn hoàn toàn đúng ngữ pháp nhé.
Vậy là ở Bước 1, này bạn đã có câu tường thuật như sau;
⇒ Nam told me that my girlfriend will come here to visit me tomorrow.
Bước 2: Lùi thì của động từ trong câu tường thuật về quá khứ
Với mệnh đề được tường thuật, ta hiểu rằng sự việc đó không xảy ra ở thời điểm nói nữa mà thuật lại lời nói trong quá khứ. Do đó, động từ trong câu sẽ được lùi về thì quá khứ 1 thì so với thời điểm nói. Tổng quát như sau:
Thì tương lai lùi về tương lai trong quá khứ
Thì hiện tại lùi về quá khứ
Thì quá khứ lùi về quá khứ hoàn thành
Cụ thể ta có:
Thì trong câu trực tiếp | Thì trong câu gián tiếp |
Hiện tại đơn/ tiếp diễn/ hoàn thành | Quá khứ đơn/ tiếp diễn/ hoàn thành |
Quá khứ đơn | Quá khứ hoàn thành |
Quá khứ tiếp diễn | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn |
Quá khứ hoàn thành | Quá khứ hoàn thành |
Tương lai đơn | Tương lai trong quá khứ |
Tương lai gần (am/is/are + going to V) | was/ were going to V |
will (các thì tương lai) | would |
Shall/ Can / May | Should / Could/ Might |
Should / Could/ Might/ Would/ Must | Giữ nguyên |
Như vậy với ví dụ trên, động từ will ở thì tương lai sẽ được chuyển sang would
Đến bước 2 này ta có:
Nam told me: “My girlfriend will come here to visit me tomorrow”
⇒ Nam told me that my girlfriend would come here to visit me tomorrow.
Bước 3: Đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và đại từ sở hữu
Khi tường thuật lại câu nói của Nam, ta sẽ không thể nói là “Bạn gái tôi sẽ đến đây thăm tôi vào ngày mai” mà tường thuật lại lời của Nam rằng “Bạn gái của Nam sẽ đến thăm anh ấy…”.
Tương ứng với nó, khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp, ta cũng cần lưu ý thay đổi đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và đại từ sở hữu trong mệnh đề được tường thuật tương ứng.
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
I | She/ he |
We | They |
You (số ít) / you (số nhiều) | I, he, she/ they |
Us | Them |
Our | Their |
Myself | Himself / herself |
Yourself | Himself / herself / myself |
Ourselves | Themselves |
My | His/ Her |
Me | Him/ Her |
Your (số ít) / your (số nhiều) | His, her, my / Their |
Our | Their |
Mine | His/ hers |
Yours (số ít)/ Yours (số nhiều) | His, her, mine/ Theirs |
Us | Them |
Our | Their |
Như vậy trong ví dụ của Nam ta có cần chuyển my thành his và me thành him.
Nam told me: “My girlfriend will come here to visit me tomorrow”
⇒ Nam told me that his girlfriend would come here to visit him tomorrow.
Bước 4: Đổi cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn
Thời gian, địa điểm không còn xảy ra ở thời điểm tường thuật nữa nên câu gián tiếp sẽ thay đổi. Một số cụm từ chỉ thời gian, nơi chốn cần thay đổi như sau
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
Here | There |
Now | Then |
Today/ tonight | That day/ That night |
Yesterday | The previous day, the day before |
Tomorrow | The following day, the next day |
Ago | Before |
Last (week) | The previous week, the week before |
Next (week) | The following week, the next week |
This | That |
These | Those |
Với ví dụ của Nam, ta cần chuyển here thành there và tomorrow thành the next day.
Sau 4 bước chuyển đổi, ta có câu gián tiếp hoàn chỉnh như sau
Nam told me: “My girlfriend will come here to visit me tomorrow”
⇒ Nam told me that his girlfriend would come there to visit him the next day.
IV. Chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp chia làm mấy loại câu?
Khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp sẽ có 3 loại câu chính sau đây: dạng câu trần thuật, câu hỏi và câu mệnh lệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp của 3 dạng câu trên dưới đây:
Câu gián tiếp với dạng trần thuật
Như ví dụ Nam đã phân tích, đây là ví dụ điển hình cho câu trần thuật, ta có quy tắc chung khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp như sau:
S + say(s)/ said (that) + Mệnh đề được tường thuật
Ví dụ:
“I’m going to study abroad next year”, she said.
⇒ She said that she was going to study abroad the following year.
Câu gián tiếp dạng câu hỏi
Với câu hỏi, ta có thể sử dụng các động từ sau khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp: asked, wondered, wanted to know
*** Câu hỏi dạng Yes/ No
Khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp với câu tường thuật dạng yes/ no, ta cần:
- Thêm if hoặc whether trước câu hỏi
- Đổi lại vị trí của chủ ngữ và động từ trong câu
Ta có cấu trúc chung như sau:
S + asked/ wondered/ wanted to know + if/ whether + S +V…
Ví dụ:
“Are you hungry?” My mom asked.
⇒ My mom asked if I was hungry
“Did you finish your homework?” He asked.
⇒ He asked me whether I had finished my homework.
*** Câu hỏi có từ để hỏi WH
Ta có cấu trúc chung cho chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp với có từ để hỏi:
S + asked/ wondered/ wanted to know + WH + S +V…
Ví dụ:
“How is the weather?” Lan asked
⇒ Lan asked how the weather was.
“What are you doing?” My mom asked
⇒ My mom asked what I was doing.
Câu gián tiếp với câu mệnh lệnh, yêu cầu
Khi yêu cầu một mệnh lệnh với ai đó, khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp sẽ sử dụng các dạng động từ sau: asked/ told/ required/ requested/ demanded,…
Với câu ra lệnh yêu cầu bắt buộc sẽ được nhấn mạnh với động từ ordered
Cấu trúc chung cho chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp như sau:
S + asked/ told/ required/ requested/ demanded + O +(not) + to V…
S + ordered + somebody + to do something
Ví dụ:
“Open the door, please”, he said
⇒ He told me to open the door
She said to me angrily: “Shut down the music”
She ordered me to shut down the music.
V. Một số dạng đặc biệt khác của chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Ngoài 3 dạng chính ở trên, sẽ có một số trường hợp khác của câu gián tiếp khi chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp như sau:
* Shall/ would dùng để diễn tả đề nghị, lời mời:
“Shall I bring you a cup of coffee?” Nam asked.
⇒ Nam offered to bring me a cup of coffee
* Will/ would/ can/could dùng để diễn tả sự yêu cầu lịch sự:
Nam asked me: “Can you open the door for me?”
⇒ Nam asked me to open the door for him.
* Câu cảm thán:
Cấu trúc chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp như sau:
“What an interesting novel!” She said
She exclaimed that the novel was interesting.
Tham khảo thêm: Lộ trình học tại ANH NGỮ ISA
Trên đây là hướng dẫn chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp. Hy vọng với bài viết này, ISA đã mang đến cho bạn những kiến thức cũng như hướng dẫn để có thể hoàn thành dạng bài tập khó này. Vì là phần ngữ pháp chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp rất quan trọng, nếu không nắm chắc bạn sẽ bị để mất điểm một cách rất đáng tiếc. Mong bạn học tập tố và hoàn thành dạng bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp dễ dàng nhất nhé. Đừng quên đăng ký lộ trình học IELTS phù hợp tại ISA bạn nhé!